Lịch sử là dòng chảy vô tận của thời gian, quá khứ và truyền thống là điều thiêng liêng mà mỗi con người luôn tự hào khi nhắc đến. 40 năm không phải là thời gian dài so với lịch sử hơn 4.000 năm của dân tộc ta nhưng so với một ngôi trường thì 40 năm ấy là quãng thời gian vô cùng có ý nghĩa. Viết về truyền thống 40 năm xây dựng và trưởng thành của Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình – Ngôi trường nằm khiêm nhường trên mảnh đất Tam Điệp lịch sử chính là để lớp lớp các thế hệ kết nối quá khứ và hiện tại, xa và gần, để tự hào về một thời gian khổ nhưng rất đỗi vinh quang, tự hào.
Những ngày đầu thành lập, Nhà trường được giao nhiệm vụ đào tạo 3 nghề: Lái xe ôtô bậc 1/3; lái máy Xúc đào bậc 3/7; lái máy Uỉ cạp bậc 3/7. Cơ sở vật chất ban đầu 100% là nhà cấp 4 và nhà tạm lợp giấy dầu hoặc lợp tranh, tre, nứa, lá, nhiều khóa học sinh phải khai giảng ngoài trời, các xe, máy, thiết bị để học thực hành đều lạc hậu do các công ty không có nhu cầu sử dụng điều về để làm dụng cụ học tập. Trong giai đoạn từ 1970 đến 1975, thầy và trò Nhà trường vừa tham gia chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của không quân Mỹ, vừa tích cực học tập và lao động sản xuất. Giai đoạn này Nhà trường đã đào tạo được 04 khóa học sinh với hơn 1.500 công nhân kỹ thuật lành nghề cung cấp cho ngành Thủy lợi cùng các ngành kinh tế khác.
Giai đoạn 1976 – 1986 là giai đoạn đất nước vừa bước ra khỏi chiến tranh, cả nước đi lên CNXH, đây cũng là thời kỳ đầy khó khăn về kinh tế. Đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh Nhà trường đã phát huy tinh thần tự lực, tự cường để vươn lên. Các cán bộ, giáo viên tâm huyết với nghề vẫn trụ lại bươn trải để làm tốt công tác giảng dạy. Nhiều phong trào thi đua đã được phát động như “xây dựng phòng học chuyên môn hoá” “ nâng cao chất lượng giảng dạy” “ thi đua dạy tốt – học tốt để xây dựng chủ nghĩa xã hội”…Đã có nhiều danh hiệu thi đua đã được công nhận như “Tổ Lao động XHCN”, “Tập thể học sinh XHCN”, nhiều đầu xe, máy học tập của Nhà trường được Trung ương đoàn TNCSHCM gắn biển “Đầu máy thanh niên”, huy chương vàng triển lãm đồ dùng dạy học tự làm của 12 nước XHCN năm 1983 tại Hà Nội…
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), Nhà trường thực hiện đổi mới đồng bộ và toàn diện. Tăng quy mô đào tạo, số lượng học sinh ra trường năm sau cao hơn năm trước. Chất lượng học sinh ra trường được thực tế sản xuất chấp nhận, nhiều học sinh đã trở thành chủ xe máy giỏi, đội trưởng sản xuất. Bên cạnh đó, Nhà trường đã tổ chức có hiệu quả mô hình học tập kết hợp sản xuất, làm ra của cải vật chất tạo nguồn thu hợp pháp cho trường. Trong giai đoạn này phải kể đến công trình Hồ chứa nước Đá Lải huyện Nho Quan, Hồ Đập Trời – Núi Vá thị xã Tam Điệp phục vụ tưới tiêu cho hàng vạn ha lúa, hoa màu, nâng cao tay nghề cho học sinh.
Từ năm 1995 Bộ Thủy lợi đã cho phép Nhà trường di chuyển địa điểm. Trường có thêm địa điểm tại thị xã Tam Điệp – Ninh Bình. Với niềm phấn khởi và tinh thần trách nhiệm cao Nhà trường đã phát huy tối đa nội lực của thầy và trò cộng với sự đầu tư kịp thời của Nhà nước 16,5 tỉ đồng, sau 5 năm trên một vùng đất 8,3 ha phần lớn là đầm lầy thùng đào, thùng đấu trước đây bỏ hoang nay đã biến thành cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật bề thế, khang trang. Không những tạo đà thuận lợi cho sự phát triển của Nhà trường mà còn làm vui lòng bao khách bộ hành Bắc – Nam trên quốc lộ 1A, minh chứng cho sự phát triển đi lên của nhà Trường cùng đất nước.
Năm 2006, Trường Công nhân Cơ giới I được nâng cấp thành Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình tại Quyết định 1991/QĐBLĐTBXH ngày 29/12/2006 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH. Đây là bước ngoặt quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của Nhà trường sau hơn 35 năm xây dựng và phát triển. Từ những ngày đầu thành lập, Nhà trường chỉ đào tạo có 03 nghề trình độ công nhân với số lượng học sinh rất khiêm tốn, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên thiếu thốn mọi mặt, trải qua 40 năm hôm nay Nhà trường đã trở thành một trung tâm đào tạo nghề Đa cấp, đa ngành có uy tín cao. Hiện nay tổ chức bộ máy Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình gồm có 5 phòng, 6 khoa, 1 trung tâm với tổng số cán bộ, công nhân viên chức (đến năm 2009) là: 190 người, trong đó có: 32 thạc sĩ, 125 đại học và hiện nay 13 giáo viên đang theo học thạc sỹ, 2 nghiên cứu sinh. Qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, Nhà trường đã tuyển sinh đào tạo 41 khóa với trên 65.000 học sinh, sinh viên đã ra trường. Tại thời điểm hiện nay, tổng số học sinh, sinh viên có mặt học tập tại trường là 4687 học sinh. Quy mô đào tạo tăng từ 2000 học sinh, sinh viên năm 2003 lên 4500 học sinh, sinh viên năm 2009; trình độ đào tạo từ công nhân kỹ thuật lên đào tạo cao đẳng nghề 9 nghề, trình độ trung cấp nghề 15 nghề, liên kết đào tạo liên thông lên Đại học với ĐHSPKT Hưng Yên, ĐH Lương Thế Vinh, Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
Với những thành tích đặc biệt đã đạt được, 40 năm qua Nhà trường vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như: Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Hai, hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Ba; hạng Nhì cho tập thể Nhà trường và 6 Huân chương Lao động hạng Ba cho cá nhân, cùng nhiểu phần thưởng khác của Bộ, Ngành, và của địa phương.
Trong giai đoạn tới, nhằm phục vụ đắc lực hơn cho sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nước, Nhà trường đã xây dựng và đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Chiến lược phát triển Nhà trường giai đoạn 2009 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, trong đó với sứ mệnh cao cả là: “Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, thực hiện nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật công nghệ, hội nhập khu vực và quốc tế đáp ứng nhu cầu phát triển ngành nông nghiệp và nhu cầu của xã hội”. Như ngọn đèn soi đường cho Nhà trường hôm nay và tương lai, Chiến lược ra đời tập trung tâm huyết, trí tuệ tập thể, là niềm tin của giáo viên, cán bộ công nhân viên và học sinh, sinh viên vào sự thắng lợi của công cuộc đổi mới. Cơ hội mới đã mở ra, toàn trường đang nỗ lực phấn đấu thực hiện Đề án và tương lai không xa sẽ là một trường Đại học Công nghệ Thực hành trên mảnh đất cố đô Hoa Lư địa linh, nhân kiệt.
40 năm đã trôi qua thật nhanh, dấu ấn mà thầy và trò Nhà trường đã để lại thực sâu đậm. “Ôn cũ để biết mới”, hôm nay nếu bạn đến thăm Thị xã Tam Điệp, bạn sẽ thực sự chứng kiến sự đổi thay và phát triển to lớn của Nhà trường. Một quần thể kiến trúc hiện đại, khang trang với những hàng cây rợp bóng mát, với những phòng thực hành đầy ắp những thiết bị hiện đại, với những con người được xây đắp và trang bị bởi quá khứ vinh quang 40 năm đang ngày đêm miệt mài hăng say lao động và học tập để dựng xây quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Lê Hùng Cường
Trưởng khoa Sư phạm kỹ thuật
Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình
Lịch sử là dòng chảy vô tận của thời gian, quá khứ và truyền thống là điều thiêng liêng mà mỗi con người luôn tự hào khi nhắc đến. 40 năm không phải là thời gian dài so với lịch sử hơn 4.000 năm của dân tộc ta nhưng so với một ngôi trường thì 40 năm ấy là quãng thời gian vô cùng có ý nghĩa. Viết về truyền thống 40 năm xây dựng và trưởng thành của Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình – Ngôi trường nằm khiêm nhường trên mảnh đất Tam Điệp lịch sử chính là để lớp lớp các thế hệ kết nối quá khứ và hiện tại, xa và gần, để tự hào về một thời gian khổ nhưng rất đỗi vinh quang, tự hào.
Những ngày đầu thành lập, Nhà trường được giao nhiệm vụ đào tạo 3 nghề: Lái xe ôtô bậc 1/3; lái máy Xúc đào bậc 3/7; lái máy Uỉ cạp bậc 3/7. Cơ sở vật chất ban đầu 100% là nhà cấp 4 và nhà tạm lợp giấy dầu hoặc lợp tranh, tre, nứa, lá, nhiều khóa học sinh phải khai giảng ngoài trời, các xe, máy, thiết bị để học thực hành đều lạc hậu do các công ty không có nhu cầu sử dụng điều về để làm dụng cụ học tập. Trong giai đoạn từ 1970 đến 1975, thầy và trò Nhà trường vừa tham gia chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của không quân Mỹ, vừa tích cực học tập và lao động sản xuất. Giai đoạn này Nhà trường đã đào tạo được 04 khóa học sinh với hơn 1.500 công nhân kỹ thuật lành nghề cung cấp cho ngành Thủy lợi cùng các ngành kinh tế khác.
Giai đoạn 1976 – 1986 là giai đoạn đất nước vừa bước ra khỏi chiến tranh, cả nước đi lên CNXH, đây cũng là thời kỳ đầy khó khăn về kinh tế. Đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh Nhà trường đã phát huy tinh thần tự lực, tự cường để vươn lên. Các cán bộ, giáo viên tâm huyết với nghề vẫn trụ lại bươn trải để làm tốt công tác giảng dạy. Nhiều phong trào thi đua đã được phát động như “xây dựng phòng học chuyên môn hoá” “ nâng cao chất lượng giảng dạy” “ thi đua dạy tốt – học tốt để xây dựng chủ nghĩa xã hội”…Đã có nhiều danh hiệu thi đua đã được công nhận như “Tổ Lao động XHCN”, “Tập thể học sinh XHCN”, nhiều đầu xe, máy học tập của Nhà trường được Trung ương đoàn TNCSHCM gắn biển “Đầu máy thanh niên”, huy chương vàng triển lãm đồ dùng dạy học tự làm của 12 nước XHCN năm 1983 tại Hà Nội…
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), Nhà trường thực hiện đổi mới đồng bộ và toàn diện. Tăng quy mô đào tạo, số lượng học sinh ra trường năm sau cao hơn năm trước. Chất lượng học sinh ra trường được thực tế sản xuất chấp nhận, nhiều học sinh đã trở thành chủ xe máy giỏi, đội trưởng sản xuất. Bên cạnh đó, Nhà trường đã tổ chức có hiệu quả mô hình học tập kết hợp sản xuất, làm ra của cải vật chất tạo nguồn thu hợp pháp cho trường. Trong giai đoạn này phải kể đến công trình Hồ chứa nước Đá Lải huyện Nho Quan, Hồ Đập Trời – Núi Vá thị xã Tam Điệp phục vụ tưới tiêu cho hàng vạn ha lúa, hoa màu, nâng cao tay nghề cho học sinh.
Từ năm 1995 Bộ Thủy lợi đã cho phép Nhà trường di chuyển địa điểm. Trường có thêm địa điểm tại thị xã Tam Điệp – Ninh Bình. Với niềm phấn khởi và tinh thần trách nhiệm cao Nhà trường đã phát huy tối đa nội lực của thầy và trò cộng với sự đầu tư kịp thời của Nhà nước 16,5 tỉ đồng, sau 5 năm trên một vùng đất 8,3 ha phần lớn là đầm lầy thùng đào, thùng đấu trước đây bỏ hoang nay đã biến thành cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật bề thế, khang trang. Không những tạo đà thuận lợi cho sự phát triển của Nhà trường mà còn làm vui lòng bao khách bộ hành Bắc – Nam trên quốc lộ 1A, minh chứng cho sự phát triển đi lên của nhà Trường cùng đất nước.
Năm 2006, Trường Công nhân Cơ giới I được nâng cấp thành Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình tại Quyết định 1991/QĐBLĐTBXH ngày 29/12/2006 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH. Đây là bước ngoặt quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của Nhà trường sau hơn 35 năm xây dựng và phát triển. Từ những ngày đầu thành lập, Nhà trường chỉ đào tạo có 03 nghề trình độ công nhân với số lượng học sinh rất khiêm tốn, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên thiếu thốn mọi mặt, trải qua 40 năm hôm nay Nhà trường đã trở thành một trung tâm đào tạo nghề Đa cấp, đa ngành có uy tín cao. Hiện nay tổ chức bộ máy Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình gồm có 5 phòng, 6 khoa, 1 trung tâm với tổng số cán bộ, công nhân viên chức (đến năm 2009) là: 190 người, trong đó có: 32 thạc sĩ, 125 đại học và hiện nay 13 giáo viên đang theo học thạc sỹ, 2 nghiên cứu sinh. Qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, Nhà trường đã tuyển sinh đào tạo 41 khóa với trên 65.000 học sinh, sinh viên đã ra trường. Tại thời điểm hiện nay, tổng số học sinh, sinh viên có mặt học tập tại trường là 4687 học sinh. Quy mô đào tạo tăng từ 2000 học sinh, sinh viên năm 2003 lên 4500 học sinh, sinh viên năm 2009; trình độ đào tạo từ công nhân kỹ thuật lên đào tạo cao đẳng nghề 9 nghề, trình độ trung cấp nghề 15 nghề, liên kết đào tạo liên thông lên Đại học với ĐHSPKT Hưng Yên, ĐH Lương Thế Vinh, Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
Với những thành tích đặc biệt đã đạt được, 40 năm qua Nhà trường vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như: Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Hai, hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Ba; hạng Nhì cho tập thể Nhà trường và 6 Huân chương Lao động hạng Ba cho cá nhân, cùng nhiểu phần thưởng khác của Bộ, Ngành, và của địa phương.
Trong giai đoạn tới, nhằm phục vụ đắc lực hơn cho sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nước, Nhà trường đã xây dựng và đã được Bộ Nông nghiệp vàphê duyệt Chiến lược phát triển Nhà trường giai đoạn 2009 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, trong đó với sứ mệnh cao cả là: “Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, thực hiện nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật công nghệ, hội nhập khu vực và quốc tế đáp ứng nhu cầu phát triển ngành nông nghiệp và nhu cầu của xã hội”. Như ngọn đèn soi đường cho Nhà trường hôm nay và tương lai, Chiến lược ra đời tập trung tâm huyết, trí tuệ tập thể, là niềm tin của giáo viên, cán bộ công nhân viên và học sinh, sinh viên vào sự thắng lợi của công cuộc đổi mới. Cơ hội mới đã mở ra, toàn trường đang nỗ lực phấn đấu thực hiện Đề án và tương lai không xa sẽ là một trường Đại học Công nghệ Thực hành trên mảnh đất cố đô Hoa Lư địa linh, nhân kiệt. PTNT
40 năm đã trôi qua thật nhanh, dấu ấn mà thầy và trò Nhà trường đã để lại thực sâu đậm. “Ôn cũ để biết mới”, hôm nay nếu bạn đến thăm Thị xã Tam Điệp, bạn sẽ thực sự chứng kiến sự đổi thay và phát triển to lớn của Nhà trường. Một quần thể kiến trúc hiện đại, khang trang với những hàng cây rợp bóng mát, với những phòng thực hành đầy ắp những thiết bị hiện đại, với những con người được xây đắp và trang bị bởi quá khứ vinh quang 40 năm đang ngày đêm miệt mài hăng say lao động và học tập để dựng xây quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp.